Máy chế biến gỗ là giải pháp tối ưu xử lý các khối gỗ lớn tạo ra các chi tiết với hình dạng, kích thước và bề mặt phù hợp để lắp ráp tạo thành sản phẩm gỗ hoàn chỉnh. Đây là công cụ đắc lực không thể thiếu tại các phân xưởng sản xuất gỗ. Mời bạn cùng Bình Nguyên tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm máy chế biến gỗ và quy trình chế biến chuẩn xác.
Tìm hiểu đặc điểm máy chế biến gỗ
Máy chế biến gỗ gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi thiết bị sẽ có những đặc điểm riêng với những công dụng cụ thể đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn xử lý gỗ. Dưới đây là những đặc điểm máy chế biến gỗ đối với mỗi loại:
- Máy cưa vòng: được dùng để xẻ phôi ở những khối gỗ lớn, bề mặt dày. Đây là thiết bị không thể thiếu khi chế biến gỗ thô.
- Máy cưa gỗ Panel: Đây là loại máy cưa gỗ kích thước lớn với công dụng cắt các ván gỗ công nghiệp một cách chính xác, đường cưa độ mịn cao. Thiết bị này có 1 hoặc 2 lưỡi cưa với quy trình làm việc được lập trình sẵn. Chúng được dùng chủ yếu trong quá trình chế biến nội thất văn phòng, gia đình hay những nội thất trang trí khác.
- Máy cưa vành: hay còn gọi là máy cưa lọng. Đây là thiết bị chuyên dụng để xử lý những chi tiết phức tạp, tạo độ cong và uốn lượn theo bản vẽ có sẵn. Đồng thời máy còn được dùng xẻ pha gỗ khi chế biến sản xuất đồ nội thất gỗ.
- Máy cắt đầu mộng: có cấu tạo từ 2 – 4 lưỡi cắt với cách sắp xếp theo cả chiều dọc và chiều ngang. Thiết bị có chức năng cắt đầu thanh gỗ và tạo mộng đầu. Với đặc điểm máy chế biến gỗ này thì máy được dùng chủ yếu trong sản xuất khuôn cửa gỗ tự nhiên như cửa chính, cửa phòng,…
Máy cưa vòng được dùng để tạo độ cong, đường uốn lượn phức tạp
Quy trình chế biến gỗ
Quy trình chế biến gỗ có sự khác nhau giữa nguyên liệu gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung các bước trong quy trình khá đơn giản, dễ thực hiện, giúp tối ưu thời gian và công sức khi chế biến gỗ. Dưới đây là các bước cụ thể trong từng quy trình:
Quy trình chế biến gỗ đơn giản, dễ thực hiện
Quy trình chế biến gỗ tự nhiên
Quy trình chế biến gỗ tự nhiên gồm 4 bước sau:
Bước 1: Chọn nguyên liệu đầu vào: không phải bất kỳ loại gỗ tự nhiên nào cũng có thể được dùng chế biến sản xuất nội thất, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ và chọn lọc nguyên liệu gỗ đầu vào phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu cho sản phẩm.
Bước 2: Cắt xẻ gỗ thành những tấm gỗ đồng nhất, chính xác theo kích thước yêu cầu: giai đoạn này đòi hỏi xưởng sản xuất phải có hệ thống máy móc hiện đại và kỹ sư giám sát giàu kinh nghiệm.
Bước 3: Sấy khô gỗ: Đây là giai đoạn quan trọng giúp gỗ tránh tình trạng bị ẩm mốc, mối mọt hay cong vênh trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên không được sấy gỗ quá khô, cần duy trì độ ẩm 15%.
Bước 4: Chọn lọc và phân loại gỗ: Việc phân loại gỗ thành nhiều nhóm theo độ mịn, kích thước, màu sắc sẽ giúp người dùng dễ dàng quản lý, kiểm soát và lựa chọn gỗ phù hợp nhu cầu sản xuất.
Quy trình chế biến gỗ công nghiệp
Khác với gỗ tự nhiên, quy trình chế biến gỗ công nghiệp gồm 6 bước sau:
Bước 1: Chọn nguyên liệu gỗ chế biến
Bước 2: Thực hiện xẻ mỏng và nghiền nhỏ gỗ để tạo thành gỗ ván
Bước 3: Trộn hỗn hợp gỗ với chất keo và phụ gia, sau đó ép thành ván hoàn chỉnh.
Bước 4: Xử lý bề mặt gỗ, tạo vân và phủ bóng bề mặt qua đó tạo độ bóng đẹp cho thành phẩm.
Bước 5: Tiến hành cắt và soi mộng cạnh gỗ
Bước 6: Kiểm tra thành phẩm gỗ hoàn chỉnh
Đơn vị cung cấp máy chế biến gỗ giá ưu đãi
Bình Nguyên tự hào là đơn vị tiên phong trong việc sản xuất, cung cấp, phân phối các thiết bị xử lý gỗ, đặc biệt là các loại máy chế biến gỗ.
Bình Nguyên cung cấp đa dạng máy chế biến gỗ với những phân khúc giá khác nhau
Công ty cung cấp mức giá sản phẩm ưu đãi nhất thị trường với chế độ bảo hành, bảo trì dài hạn. Vì thế quý khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn khi chọn mua sản phẩm tại Bình Nguyên.
Trên đây là những thông tin nổi bật về đặc điểm máy chế biến gỗ cũng như các bước cụ thể trong quy trình chế biến, xử lý gỗ. Ngoài các loại máy chế biến phổ biến kể trên, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm nhiều loại thiết bị thông dụng khác tại website https://binguma.vn hoặc gọi số hotline 0818.018.222 để được tư vấn và báo giá sản phẩm nhanh nhất.